Quy định mới về việc xin giấy phép nhập khẩu phế liệu

Hướng dẫn các thủ tục, quy định về việc xin giấy phép nhập khẩu phế liệu, tư vấn hồ sơ nhập khẩu phế liệu sắt thép, kim loại màu, giấy, nhựa

Tương tự những sản phẩm như đồ điện tử, linh kiện, máy móc, thực phẩm… đang được nhập khẩu hàng ngày vào Việt Nam, phế liệu cũng có thể được nhập khẩu. Không chỉ các nước trên thế giới mà ở Việt Nam, một số chủng loại phế liệu vẫn được cho phép, thậm chí khuyến khích nhập khẩu. Nhưng không phải ai biết mục đích cũng như quy trình của việc này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số kiến thức về nhập khẩu phế liệu. Cùng theo dõi nhé!

Những điều cần biết về nhập khẩu phế liệu

Mặc dù có thể đã nghe nhiều về khái niệm nhập khẩu phế liệu, tuy nhiên chắc hẳn nhiều người không hiểu rõ nhập khẩu phế liệu là gì cũng như quy trình để xin cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu.

Nhập khẩu phế liệu là gì?

Nhập khẩu phế liệu là quá trình thu gom các phế liệu từ quá trình sản xuất, sử dụng từ nước ngoài. Các loại phế liệu được trải qua quá trình phân loại, chọn lọc kỹ càng và sẽ được các doanh nghiệp trung gian vận chuyển về Việt Nam. 
Mục đích duy nhất mà nhà nước Việt Nam cho phép của việc nhập khẩu phế liệu là để phục vụ cho quá trình sản xuất. Việc nhập khẩu phế liệu ở nước ta trong những năm gần đây thực tế đã bị hạn chế đi rất nhiều về mặt pháp lý, do vậy quy trình nhập khẩu các loại phế liệu cũng gặp khó khăn nhiều hơn.

Phân biệt chất thải và phế liệu

Theo quy định của pháp luật, các công ty, doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu phế liệu để phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên, nhiều người thường nghĩ phế liệu và chất thải là một.

Phế liệu

Phế liệu (chúng ta quen gọi là đồng nát, ve chai) là những vật liệu, sản phẩm lỗi, cũ hỏng bị thải ra trong quá trình tiêu dùng hay sản xuất. Phế liệu tồn tại dưới dạng vật thể và bị chủ sở hữu chủ động từ bỏ sử dụng, khai thác.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường, phế liệu có thể được thu hồi để đem đi tái chế để tiết kiệm năng lượng và làm nguyên liệu trong sản xuất. 

Chất thải

Chất thải có thể là bao bì, túi nilon, túi đựng thức ăn, giấy, vật liệu thải ra từ quá trình sản xuất… Như vậy, rác thải là là tất cả những gì chúng ta không dùng tới và thải ra môi trường xung quanh, có thể gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

Những loại phế liệu được phép nhập khẩu

Ở nước ta, có 3 loại phế liệu chính thường được phép nhập khẩu: phế liệu nhựa, phế liệu giấy và phế liệu sắt thép

Phế liệu nhựa

Nhựa là chất liệu cực kỳ phổ biến, tiện lợi, giá cả phải chăng,...Nhưng hiện nay, con người lạm dụng quá nhiều nhựa trong cuộc sống hằng ngày, gây ảnh hưởng khá lớn tới hệ sinh thái và thiên nhiên
Những vật dụng như chai, lọ, ống hút... thường phải mất rất nhiều năm để có thể phân hủy hết, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật. Vậy nên đưa phế liệu vào tái chế thành hạt nhựa tái sinh (bằng một công nghệ an toàn, không gây ô nhiễm môi trường) thực chất cũng là một cách để bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải lượng lớn chất thải nhựa ra môi trường.

Phế liệu giấy

Từ bìa carton, giấy báo, sách vở đến thư từ, tất cả đều có thể đem đi tái chế để tạo ra những sản phẩm mới. Giấy vụn là một vật liệu cực kì thân thiện với môi trường để tái chế. Quy trình tái chế giúp tạo ra được các sản phẩm giấy và tiếp tục sử dụng như thường. Hoặc cũng có thể tạo ra được các chế phẩm từ giấy tái chế rất đẹp mắt
Ngoài ra, nhập khẩu - tái chế giấy sẽ hạn chế được việc khai thác gỗ, giảm thiểu nạn phá rừng đang rất nhức nhối hiện nay

Phế liệu giấy bìa carton
Phế liệu giấy, bìa carton

Phế liệu sắt thép

Kim loại, sắt thép là những vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống xung quanh chúng ta. Chúng được dùng để sản xuất xoong nồi, xe cộ, dao kéo, tàu thủy, đường ray... khi những dụng cụ này không còn dùng nữa thì sẽ trở thành phế liệu.
Sau khi được nhập khẩu về, phế liệu kim loại trải qua các công đoạn khác nhau để tạo thành thép phôi, thép cán. Việc nhập khẩu phế liệu thép vừa giúp hạn chế lượng rác thải ra môi trường, vừa hạn chế việc khai thác quặng sắt, giúp bảo vệ môi trường. Tất nhiên để thực hiện được điều đó, công nghệ tái chế cần đảm bảo không gây ô nhiễm.

Điều kiện, thủ tục nhập khẩu phế liệu

Để được phép nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam, các doanh nghiệp phải đảm bảo đủ các điều kiện và thủ tục như sau:

Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

Theo điều 56 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP của chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, điều kiện để được nhập khẩu phế liệu bao gồm
Với doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:
- Kho giữ phế liệu nhập khẩu: có hệ thống thu gom nước mưa, và xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường. Sân nền phải cao để đảm bảo không ngập lụt, tránh bị tràn nước vào. Nền phải kín, đủ độ bền để chịu được tải trọng của phế liệu ở mức cao nhất
- Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu phải có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa và kết cấu chống bụi phát sinh 
- Công nghệ và thiết bị tái chế phế liệu phải đầy đủ và đảm bảo đạt chuẩn. Trường hợp khác có thể chuyển giao cho đơn vị có đủ kỹ thuật để thực hiện
- Ký quỹ đảm bảo trước khi nhập khẩu phế liệu
- Phải ký cam kết tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về môi trường

Phế liệu sắt thép tại bãi
Phế liệu sắt thép tại bãi

Theo quy định của Pháp luật hiện nay, các doanh nghiệp không còn được phép nhận ủy thác để nhập khẩu phế liệu. Vậy nên cách duy nhất để nhập khẩu, đó là doanh nghiệp cần có nhà máy, có quy trình công nghệ thích hợp (được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng nhà máy), đó là cơ sở để doanh nghiệp có thể lập và trình Bộ tài nguyên và Môi trường xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Quy trình, thủ tục nhập khẩu phế liệu

A. Thủ tục về môi trường đối với nhập khẩu phế liệu:

Đánh giá tác động môi trường
Doanh nghiệp cần được Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng nhà máy. 
Xin xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Sau khi Nhà máy xây dựng xong, doanh nghiệp cần hoạt động vận hành thử nghiệm. Trong giai đoạn này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có công tác thẩm định, đánh giá xem Nhà máy đã đủ điều kiện để nhập khẩu phế liệu và vận hành chính thức hay chưa.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần thuê một đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập Hồ sơ xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Công ty TNHH Thương mại và kỹ thuật Thủ Đô Xanh đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn nhập khẩu phế liệu cho các dự án về sắt thép, nhựa, giấy.

B. Thủ tục về hải quan đối với nhập khẩu phế liệu:

Đăng ký tờ khai hải quan
Doanh nghiệp cần có giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu trên tờ khai hải quan để có thể tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo
Kiểm tra hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan bao gồm tờ khai hàng hóa nhập khẩu, hóa đơn thương mại, vận tải đơn, giấy xác nhận, hợp đồng và kết quả kiểm tra của nhà nước
Lấy mẫu và kiểm tra thực tế
Các cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng của phế liệu nhập khẩu. Mức độ và hình thức kiểm tra tùy vào từng loại phế liệu
Chờ kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu
Các kết quả của quá trình kiểm tra phải được lưu trữ tại cửa khẩu nhập. Lúc này hàng chưa được phép vận chuyển về để bảo quản
Xử lý lô hàng về đến cửa khẩu
Các lô hàng đã quá 90 ngày nhưng không có người đến nhận thì sẽ được xử lý như hàng tồn đọng. Trong thời gian 90 ngày, hàng hóa sẽ được xử lý thông quan theo đúng quy định của pháp luật
Kiểm tra của nhà nước đối với hàng hóa nhóm 2 
Các cơ quan hải quan áp dụng chính sách quản lý rủi ro nhằm hạn chế buôn lậu cũng như tình trạng gian lận trong quá trình nhập khẩu
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục nhập khẩu phế liệu. Qua bài viết, chúng tôi đã nêu rõ những thông tin cơ bản cũng như một số kiến thức về quy trình này. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn, quý  doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua hotline: 0912.110.941

XEM THÊM CÁC DỊCH VỤ TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG KHÁC CỦA CHÚNG TÔI TẠI ĐÂY
Nguồn: Thủ Đô Xanh
Chuyên mục: Tư vấn môi trường