Rồng có thật không

Rồng có thật hay không, bài viết sẽ giải thích với các bạn lịch sử, giai thoại về loài rồng

Mấy đời rồng đến nhà tôm
Mấy đời gái quý luồn trôn ăn mày
Năm hết tết đến, dân Việt ta lại hướng đến một năm con Rồng với những kì vọng về một năm mới may mắn, an khang. Nhân sắp năm rồng, Thủ Đô Xanh xin được mạn đàm về chuyện con rồng. Và điều mà nhiều người thắc mắc, đó là: rồng có thật không? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời nhé!

Nguồn gốc của rồng

Về nguồn gốc của rồng, có quan niệm cho rằng, sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc Trung Nguyên đã kết hợp vật tổ của mình với vật tổ các bộ tộc khác để tạo thành con rồng. Trong văn hoá tâm linh ở cả phương Đông và phương Tây, rồng được khắc hoạ một cách phong phú và hàm chứa nhiều ý nghĩa. Vậy câu trả lời cho câu hỏi Rồng có thật không có thể được lý giải: Rồng là sản phẩm từ sự tưởng tượng của con người trong những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, nên có thể nói nghiên cứu và lý giải về rồng là nghiên cứu về thế giới quan, nhân sinh quan của chính nền văn hoá đã sản sinh ra nó.

Rồng trong văn hóa các nước

Trong 12 con giáp thì có 11 con là những loài vật thông thường, rất thân thuộc với con người, ai cũng dễ dàng bắt gặp. Nhưng con rồng thì lại là sinh vật bí ẩn. tại khắp các quốc gia phương Đông và một số quốc gia kề cận, hình tượng của con rồng là hầu như thống nhất, không thay đổi. Vô luận là ở trong miếu thờ, cung điện, sách vở, hội họa hay điêu khắc thì hình tượng con rồng đều được mô tả giống nhau. 

Rồng Trung Hoa

Trong “Hoa dương quốc chí” ghi chép lịch sử từ thời Hán đến thời Tấn có viết rằng, vào năm Kiến An thứ 24 thuộc triều Đông Hán, một con rồng vàng xuất hiện ở Xích Thủy, Vũ Dương. Nó đã ở đó trong suốt 9 ngày rồi mới rời đi.Trong “Tuyên thất chí” triều nhà Đường có ghi chép về một lần con rồng xuất hiện và có rất nhiều người dân được chứng kiến cảnh ấy.Một con rồng đã chết được tìm thấy bên bờ hồ Thái Bạch vào năm Thiệu Hưng thứ 32, triều Nam Tống. Nó có râu dài và những cái vảy rất lớn, cái lưng màu đen và cái bụng màu trắng. Theo “Ký sự về thiên triều Lâm An”, năm Sùng Trinh thứ 4, một con rồng lớn đã được nhìn thấy trên hồ Kỳ Long, phía đông nam huyện Thạch Bình, tỉnh Vân Nam.

rong-phuong-dong
Rồng Trung Hoa

Rồng Nhật Bản

Người Nhật Bản khi tạo hình rồng lại dựa theo quan niệm dân gian về các loại rồng, liên quan đến mưa và các vùng nước, thường được miêu tả là những sinh vật lớn, ngoằn nghèo, không cánh, bàn chân có vuốt sắc. Họ cho rằng mỗi kỳ sinh nở con rồng cái đẻ ra chín con.

rong-nhat-ban
Rồng Nhật Bản

 

Rồng Hàn Quốc

Rồng trong văn hoá Hàn Quốc thường cắp ngọc đỏ trong miệng hay trong lòng bàn chân tượng trưng cho trí tuệ và chân lý. 

rong-han-quoc
Rồng Hàn Quốc

Rồng Việt Nam

hình tượng rồng Việt Nam đã có hàng chục lần biến đổi. Qua các cổ vật được khai quật, người ta thấy rằng rồng thời Hùng Vương có thân dài, có vây như cá sấu. Đến thời Lý, rồng được khắc hoạ là con vật mình dài như rắn, thân trơn nếu là con nhỏ, còn con lớn thì thân có vẩy và lưng có vây. Thân rồng uốn cong nhiều vòng uyển chuyển, mềm mại và nhỏ dần về phía đuôi. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba móng cong nhọn.

rong-viet-nam
Rồng Việt Nam

Rồng Phương Tây

Rồng phương Tây là sự kết hợp giữa cánh dơi và đuôi rắn, thân hình của khủng long bạo chúa, có thể có một hoặc nhiều đầu (khác với rồng phương Đông chỉ có một đầu), mình rồng có vảy rất to, da rất dày và không thể sát thương.

Kết luận

Rồng là một hình tượng đặc biệt trong các nền văn hoá cả phương Đông và phương Tây, thể hiện sự khác biệt rõ rệt về nhân sinh quan và vũ trụ quan của hai loại hình văn hoá gốc nông nghiệp và du mục. Một bên là đỉnh cao của cái đẹp, cái linh thiêng còn một bên là vực sâu của cái ác, cái xấu xa, nhưng đều có cùng điểm chung: rồng chính là đối tượng để con người thể hiện sự khát khao về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Hy vọng với các lý giải trên, bạn đọc có thể tự tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi Rồng có thật không.

Nguồn: Thủ Đô Xanh
Chuyên mục: Kiến thức môi trường